Chuyện lạ: Quan hệ tình dục, người phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm cột sống
Theo định hướng quy hoạch đến năm 2030, Thái Nguyên sẽ đầu tư thêm 2 khu công nghiệp trong quy hoạch, gồm: Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Bình (tổng diện tích 900 ha, trong đó đất khu công nghiệp 675 ha) tại H.Phú Bình; Khu công nghệ tập trung Yên Bình (TP.Phổ Yên và H.Phú Bình) 200 ha.Bom tấn đắt đỏ nhất của nhà A24 ‘Civil War’ có gì ngoài độ hoành tráng?
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.
Trận chiến pháp lý về cuộc chiến Hamas - Israel
Nhìn từ xa, cây hoa giấy như một chiếc ô khổng lồ mang màu hồng rực rỡ. Quanh khu vực này ít có cây hoa giấy nào có kích thước lớn như vậy. Được trồng trước cửa nhà, đến nay cây hoa giấy đã cao bằng cả ngôi nhà 5 tầng. Tán cây rộng như một mái vòm, che gần hết mặt trước của ngôi nhà.Khi hỏi tuổi thọ của cây hoa giấy, ông Phạm Minh Phú (56 tuổi), ngụ P.12, Q.Bình Thạnh kể: "Chủ của ngôi nhà này trồng nó khi còn nhỏ, cũng khoảng 20 năm rồi. Ban đầu chỉ trồng làm kiểng, sau này ngày càng to và đẹp. Cây hoa giấy ở đây đã lâu rồi, không ảnh hưởng tới ngôi nhà nên chủ nhà vẫn để nó phát triển, hiện đã cao quá ngôi nhà 5 tầng này. Là người dân địa phương, tôi chứng kiến cây hoa giấy trưởng thành từng ngày".Cũng theo ông Phú, dù không chăm sóc nhiều nhưng có lẽ nó ưa đất sét nơi đây và thời tiết nắng nóng nên vẫn cho bông quanh năm, đẹp nhất vào tháng 2, tháng 3. Ngồi dưới tán cây hoa giấy, không có điều hòa nhưng vẫn thấy mát rượi.Lê Thị Diễm My (23 tuổi), ngụ tại hẻm 334 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, cho biết từ bé đã thấy cây hoa giấy này ở ngay chợ cây Điệp. "Xung quanh khu vực này cũng có nhiều gia đình trồng hoa giấy nhưng cây này là đặc biệt nhất bởi nó có kích thước rất lớn. Mình cũng không biết ai đã trồng cây hoa giấy này bởi qua bao năm tháng, ngôi nhà đã thay đổi nhiều lần. Dẫu vậy, cây hoa giấy vẫn sống tới bây giờ dù không ai bón phân, chăm sóc", My nói.Tìm tới cây hoa giấy thông qua một bài viết trên mạng xã hội, Vũ Linh Nhi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của cây hoa giấy khổng lồ. "Mình mê mẩn bởi vẻ đẹp của nó. Dù đã thấy qua nhiều con đường hoa giấy nhưng đây là lần đầu mình thấy cây hoa to và nở rực rỡ tới vậy. Những bông giấy kết thành từng chùm, nở tím cả một góc trời. Mình cũng đã kịp lưu lại những bức hình đẹp về cây hoa giấy này".
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Công an xã có được dừng xe xử phạt khi không có CSGT đi cùng?
Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì".